yeu thich 0
yeu thich 0

Phòng ngừa bọ trĩ trên cây hoa hồng

Cập nhật: 02-04-2020 10:52:09 | Tư vấn khách hàng | Lượt xem: 1095

 

Khi bị bọ trĩ chích hút, trên lá hoa hồng xuất hiện các biểu hiện như ngọn non, lá non bị xoăn, quăn queo làm cho nụ non. Ngọn non không mở được dẫn đến hoa không thể nở to và còn bị biến dạng.

 

Thời tiết nắng nóng và mật độ cây trồng dày đặc cũng là điều kiện thuận lợi để cho bọ trĩ phát triển.

 

PHÒNG NGỪA BỌ TRĨ TRÊN CÂY HOA HỒNG

Đặc điểm:

Bệnh trĩ trên hoa hồng là bệnh hết sức phổ biến thường gặp trên cây hoa hồng và một số loại cây khác do bọ trĩ gây ra. Trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu về loài côn trùng độc hại này nhé!

Bọ trĩ Tên tiếng anh là Rice Thrips, tên khoa học: Stenchaetothrips biformis

Thuộc Họ: Thripidae, Bộ: Thysanoptera.

Bọ trĩ là loài côn trùng rất nhỏ con trưởng thành dạng ngòi bút, có lông tơ.
Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

Kích thước <2,5mm nên khó quan sát bằng mắt thường.


Tập tính sinh sống và gây hại
Thuộc loại côn trùng rất phàm ăn, tấn công 62 loại thực vật trên 244 giống rau màu khác nhau
Vòng đời ngắn thường tầm 15-20 ngày, sinh sản nhanh (20-40 trứng/lần, có thể sinh sản lưỡng tính không cần con đực)
Hoạt động mạnh trong điều kiện khô nóng (từ tháng 5 đến tháng 12), có khả năng kháng thuốc cao
Thường tập trung mặt dưới lá non và bò sang các cánh hoa hút chích nhựa.

Hoa hồng mắc bệnh trĩ khi bị bọ trĩ tấn công. Nếu không kịp thời ngăn ngừa sớm bọ trĩ sẽ sinh sôi nảy nở phát tán rộng khiến cây không thể phát triển và chết.

Biểu hiện trên hoa hồng khi bị bọ trĩ tấn công

Khi bị bọ trĩ chích hút, trên lá hoa hồng xuất hiện các biểu hiện như ngọn non, lá non bị xoăn, quăn queo làm cho nụ non. Ngọn non không mở được dẫn đến hoa không thể nở to và còn bị biến dạng.

Thời tiết nắng nóng và mật độ cây trồng dày đặc cũng là điều kiện thuận lợi để cho bọ trĩ phát triển.

Các lá trưởng thành hoặc các lá già có hiểu hiện thâm lá, xuất hiện các vết đen loang lổ màu nâu đồng. Biểu hiện này là do bọ trĩ chích hút dẫn đến tổn thương lá làm nấm bệnh phát triển. Gây ra một số bệnh nữa là đốm đen, đốm nâu.

Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, khi có tiếng động chúng trốn và ẩn nấp trong các ngọn hồng non, trong hoa, ẩn nấp trong những kẽ kín. Biểu hiện đáng quan tâm nhất chính là biểu hiện xoăn ở các ngọn non và các lá non.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho hoa hồng

Thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt là khí hậu mùa hè chính là môi trường thuận lợi nhất để bọ trĩ phát triển, sinh sôi và lan rộng. Chính vì vậy đối với những vườn cây hoa hồng, muốn hạn chế tối đa sự xâm hại của bọ trĩ các bạn cần chú ý các vấn đề sau:

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo cây luôn khỏe mạnh
Thường xuyên bấm tỉa ngọn, lá già lá xấu bệnh, lược bớt cành phụ tránh um tùm
Vệ sinh khu vực mặt chậu giữ môi trường trồng luôn thoáng mát
Dùng dung dịch tỏi ớt tự chế hoặc đóng chai sẵn trên thị trường 5-7ngày/lần để phòng

Giữ đủ ẩm cho cây, khi tưới nên dùng vòi áp lực phụt lên lá loại bỏ trứng và nhộng trĩ
Những khu vực nắng nóng nên sử dụng lưới che (tham khảo loại cắt nắng 30%) rất hữu ích
Thường xuyên quan sát ngọn cây để sớm phát hiện bọ trĩ
Không nên bón phân lai rai. Phải bón tập trung để cho lộc non ra đều khi phải phun thuốc sẽ giảm được số lần phun.

Cách trị bệnh trĩ cho hoa

Bọ trĩ phát triển rất nhanh nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây lan ra toàn vườn

Bước 1: Bấm tỉa

_Bấm tỉa ngọn/chồi/lá trĩ nặng
– Lược bỏ bớt cành phụ giữ cây thoáng mát
LƯU Ý: Bước này rất quan trọng quyết định tiến độ điều trị, vừa trực tiếp bỏ con bệnh, vừa phá nơi ẩn nấp của chúng. Sau khi tiến hành bỏ vào thùng rác không được để dưới gốc cây tránh ủ bệnh

Bước 2: Phun thuốc

_Trĩ vòng đời ngắn kháng thuốc cao nên phải phun liên tiếp (2-3 ngày/lần) và đổi thuốc liên tục
– Cây thời gian bị bọ trĩ tấn công thường yếu nên phải kết hợp bổ sung dinh dưỡng
– Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát khi trĩ hoạt động (gặp mưa khi thuốc chưa được 2h thì phun lại)
– Phun toàn thân, phun kỹ mặt trên và mặt dưới lá, mầm ngọn, nụ, hoa và cả mặt chậu
– Cây hạ thổ, cây khỏe mạnh và có lưới che sẽ nhanh chóng sạch trĩ hơn

Các sản phẩm khuyến nghị sử dụng: người trồng có thể sử dụng một trong các sản phẩm sau:

  1. Radiant 60SC 15ml
  2. Confidor 100SL 20ml
  3. Anvado 200SC 100gr/ Anvador 10WP 100gr
  4. Mopride 20WP 5gr
  5. Configent 100EC 100ml

Nếu cây nhà bạn chẳng may mắc phải bệnh trĩ thì bạn hãy yên tâm làm theo các bước đã nêu trên và phun thuốc đặc trị bệnh trĩ này cho cây. Bạn nhớ làm theo hướng dẫn và phun thuốc thường xuyên cây sẽ khỏi bệnh và tránh được sự lây lan sang các cây khác.

Nếu bạn cần tư vấn về bệnh của cây cũng như cách dùng phân thuốc điều trị cụ thể hơn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

telephone