yeu thich 0
yeu thich 0

Sử dụng đúng phân tan chậm của Nhật cho cây (Phân chì)

Cập nhật: 23-04-2020 09:22:28 | Kinh Nghiệm Sử Dụng | Lượt xem: 1599

Sử dụng đúng phân tan chậm của Nhật cho cây (Phân chì)

Ưu điểm của phân tan chậm:

Phân tan chậm khác với các loại phân bón thông thường, phân tan chậm của Nhật xử lý quá trình thẩm thấu dinh dưỡng vào đất và được hấp thụ qua mỗi lần tưới, ưu điểm của dòng phân tan chậm này là: không tốn nhiều công sức, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Phân tan chậm trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm phân tan chậm của Nhật (hay còn gọi là phân chì) là sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất, bởi chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Ở bài viết này, nongnghiepthoainga.com sẽ giới thiệu đến bạn một số đặc điểm nổi bật ở phân tan chậm của Nhật đối với cây cảnh.

Phân tan chậm là loại phân sử dụng cho những loại cây có rễ, điểm đặc biệt ở loại Phân tan chậm này là quá trình tan phân diễn ra chậm rãi qua mỗi lần tưới nước. Thay vì phải bón phân thường xuyên cho cây để cây có thể hấp thụ dưỡng chất từ phân đầy đủ. Nhưng nhược điểm của loại phân tan nhanh là có thể gây dễ cháy cây ,mất nhiều thời gian (vì cây phải hấp thụ dưỡng chất thường xuyên). Còn đối với phân tan chậm, việc bón phân chỉ diễn ra một vài lần trong vài tháng, và dinh dưỡng từ phân sẽ thẩm thấu vào đất qua mỗi lần tưới.

Sử dụng phân tan chậm hiệu quả

–  Phân tan chậm của Nhật chỉ tan khi có nước nhiều làm tiết ra chất phân thấm xuống giá thể và rể. Khi có nước nhiều, nhiệt độ hạ thấp, cây mới hấp thu phân. Thường khi bạn nhập cây từ Thái Lan về, tách sơ dừa ra thì thấy ở giữa lõi có những hạt phân tan chậm, nhìn trong giống như trứng sâu (vì bỏ vào nơi ẩm ướt nên phân tan ra hết, chỉ còn màu trắng trong). Thái Lan không bao giờ bỏ phân lên mặt như chúng ta thường hay làm.

– Nên gói các loại phân tan chậm cho lan vào giấy lạnh (thường dùng trong các bữa ăn), để cho gói phân ướt thường xuyên. Sau đó đặt dưới giá thể (để không bị ánh sáng mặt trời làm khô gói phân).

– Nếu bề mặt chậu có giá thể nhuyễn, thì có thể rải lên trên mặt giá thể.

– Chỉ dùng phân tan chậm của Nhật khi rể lan ra nhiều, khi lan chưa ra rể non thì không sử dụng phân tan chậm.

– Nếu trồng bằng sơ dừa thì trộn chung với phân để trồng (rất tốt).

– Trồng bằng giá thể ẩm (sơ dừa, than vụn, dớn mềm, dớn cứng vụng,…) làm phát huy rất tốt.

– Mỗi lần tưới cây nên tưới thật đẩm để phân phát huy hiệu quả.

– Khi thấy phân gần hết thì nên thay phân. Nếu là mùa nghỉ của cây thì không cần đưa thêm phân.

– Cần đưa phân vào đầu, giữa, cuối mùa mưa. Vì đó là mùa sinh trưởng mạnh của cây.

– Không nên để phân tan chậm gác vào thân cây (làm nóng cây), hoặc treo cao (không có tác dụng).

Với những thông tin mà nongnghiepthoainga.com cung cấp cho bạn về phân bón cũng như cách bón phân sao cho phù hợp nhất để cây mới hấp thụ được tối ưu các chất dinh dưỡng từ phân bón. Bạn cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản về cách chăm sóc cũng như những điều cần thiết để có thể là một người chơi cây cảnh chuyên nghiệp.

Tại nongnghiepthoainga.com chúng tôi chuyên cung cấp các loại dụng cụ, phân bón, các nhu yếu phẩm trong việc chăm sóc cây cảnh. Để biết thêm về các sản phẩm bổ sung cho cây cảnh bạn vui lòng tham khảo trên website nongnghiepthoainga.com hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0904.806.515 để được hỗ trợ các thông tin sản phẩm cây cảnh.

 

telephone