yeu thich 0
yeu thich 0

Phòng và chữa bệnh thối nhũn trên hoa lan: Dễ hay khó

Cập nhật: 14-06-2021 02:38:38 | Tư vấn khách hàng | Lượt xem: 744

  • Tác nhân chính gây bệnh thối nhũn trên hoa lan do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập vào vết thương hở trên cây. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vi khuẩn sẽ lây bệnh sang các bộ phận khác của cây. Ngoài ra, các yếu tố khác gián tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Trên một số cây lan bị thối chồi mà có hiện tượng thối đen từ dưới rễ lên, có mùi ủng là do nấm Phytophthoral và nấm Pythium là loại nấm thủy sinh gặp điều kiện ẩm ướt mưa rầm thì mới phát triển bệnh khi cây bị nhiễm bệnh từ bộ rễ

1.Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn

Có 2 dấu hiệu dễ dàng quan sát bằng mắt thường khi cây lan bị bệnh thối nhũn:

  • Vị trí xuất hiện thường trên lá và thân cây, ban đầu bệnh mới xuất hiện những chấm nhỏ trên thân, ki, lá và chồi non giống như bị bỏng nước. Gặp điều kiện thuận lợi những vết chấm nhỏ nay lan ra rất nhanh thành những vết to màu nâu phồng.
  • Khi nhiệt độ trong vườn bị ẩm ướt (đặc biệt vào  mùa mưa ở miền bắc khoảng tháng 6-8 hàng năm) , đặc biệt thời tiết mưa nhiều là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh lây lan nhanh sang thân lá khác trên giỏ lan. Lúc này lá không còn màu xanh nữa mà chuyển sang màu nâu vàng, thân bị bẻ oặt khi chạm vào cảm thấy nhớt và có mùi hôi khó chịu.

2.Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn

  • Tác nhân chính gây bệnh thối nhũn trên hoa lan do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập vào vết thương hở trên cây. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vi khuẩn sẽ lây bệnh sang các bộ phận khác của cây. Ngoài ra, các yếu tố khác gián tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Trên một số cây lan bị thối chồi mà có hiện tượng thối đen từ dưới rễ lên, có mùi ủng là do nấm Phytophthoral và nấm Pythium là loại nấm thủy sinh gặp điều kiện ẩm ướt mưa rầm thì mới phát triển bệnh khi cây bị nhiễm bệnh từ bộ rễ
  • Bên cạnh đó, nguyên nhân phát bệnh là do các côn trùng gây hại như rầy, rệp, bọ trĩ chích hút trên lá và thân khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong cây. Hoặc do va chạm, vận chuyển của cây lan gây ra các vết thương hở trên cây mà không xử lý luôn khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển từ vết thương gây ra bệnh thối nhũn trên cây lan.

3.Biện pháp phòng và điều trị bệnh thối nhũn trên cây lan

3.1 Phòng bệnh

Để tránh trường hợp cây lan bị bệnh thối nhũn gây hại cho lan thì biện pháp chăm sóc cây lan vào những ngày thời tiết thất thường là điều rất quan trọng. Trong quá trình chăm sóc cây lan ở giai đoạn này nên đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tưới nước cho lan: nguồn nước sạch, không tưới buổi trưa nắng nóng dễ gây bỏng cây, tuyệt đối không tưới nước nhiều cho cây lan vào chiều tối để tạo độ thoáng cho rễ vào buổi tối. Ưu tiên tưới đủ ẩm vào buổi sáng để cung cấp cho lan trong ngày.
  • Vệ sinh vườn sạch sẽ trước khi vào mùa mua,cắt tỉa nhánh lá già bị vàng lá hoặc  những cành đã bị côn trùng chích, hút.
  • Khi tưới nước cho cây lan cần chú ý đến nguồn nước cung cấp cho cây cần phải là nguồn nước sạch. Không tưới nước cho cây lan vào buổi trưa nắng nóng làm cây bị bỏng, tổn thương cho cây tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Tuyệt đối không tưới nước nhiều cho cây lan vào chiều tối để tạo độ thoáng cho rễ vào buổi tối. Nên tưới nước cho lan vào sáng để cung cấp nước cho lan trong ngày, tuy nhiên nên tưới đủ ẩm cho cây.
  • Trước khi vào mùa mưa nên dọn vườn sạch sẽ, thông thoáng cắt tỉa những cành nhánh già bị vàng lá, sâu bệnh hoặc những cành, lá do côn trùng chích hút. Nên tiến hành treo cao giỏ lan và sử dụng giá thể trồng có khả năng thoát nước tốt, phù hợp với bộ rễ và cây lan.
  • Sử dụng các loại thuốc có gốc Mancozeb đơn hoặc Mancozeb + Cymoxanil/Metalaxyl để phun phòng bệnh xung quanh vườn, giúp cây cứng chắc và khỏe mạnh hơn. Có thể phun cách nhau 20 ngày 1 lần

Sản phẩm tham khảo: Aikosen 80WP, Fovathane 80WP, Manozeb 80WP, Vimanco, Kin-kin Bul...

  • Khi cây bị bệnh nên ngưng sử dụng phân bón có chứa nhiều đạm cho cây, tránh làm cây bị sót và bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Sử dụng các lưới chống côn trùng hoặc sử dụng bẫy ruồi vàng trong vườn để ngăn chặn côn trùng tấn công cây lan.

Sản phẩm tham khảo:

Bẫy dính ruồi vàng Tuấn An Phát

Thuốc dẫn dụ diệt ruồi đục quả VIZUBON-D 10ml

Thuốc dẫn dụ diệt ruồi vàng đục trái Flykill 95EC

  •  Khi giá thể trồng đã lâu được làm từ xơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục, gặp thời tiết mưa nhiều tích trữ nước làm nấm mốc sản sinh trong giá thể, lúc này bạn nên thay giá thể mới cho cây lan.
  • Bón phân cho cây lan bạn cần bổ sung thêm trung vi lượng cho cây ít nhất 1 tháng 1 lần để giúp cây khỏe mạnh và cân bằng độ dinh dưỡng cho cây lan như: Magie Nitrat, Canxi nitrat, vi lượng tổng hợp.

Sản phẩm tham khảo:

Phân vi lượng bón rễ Kombi FK gói 2,5gr Dạng Chelate EDTA

Phân bón lá trung- vi lượng Deltamicro

3.2 Cách điều trị bệnh thối nhũn cho cây lan

- Khi bắt đầu mới phát hiện bệnh trên cây hoa lan bạn cần ngưng tưới nước cho cây.

- Khi cây mới bị bệnh nhẹ bạn cần xử lý cây bằng biện pháp cắt bỏ hết phần cây bị thối nhũn, tưới cồn 90o xung quanh vết cắt để khử trùng cây, sử dụng chế phẩm neem ben02 để diệt các vi khuẩn còn sót lại trên thân, sau đó bôi keo liền sẹo lên vết thương cho cây nhanh liền sẹo.

- Nếu cây lan bị bệnh nặng nên gỡ lan ra khỏi giỏ lan sau đó nhúng toàn bộ cây vào thuốc đặc trị bệnh thối nhũn 10 -15 phút cho cây sau đó vớt ra để giáo nước rồi trồng sang chậu mới cho cây. Khoảng 2-3 ngày sau pha thuốc với liều nhẹ hơn chỉ bằng ½ chỉ định và phun sương cho toàn bộ cây lan. Sử dụng thuốc thối nhũn theo đúng liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

- Nên phun thuốc khử trùng Physan, Sat 4SL cho toàn bộ vườn lan. Cách 7 ngày sau nên phun lại một lần nữa cho vườn lan.

- Khi thấy cây lan đã cứng cáp hơn, vết bệnh khô thì nên hòa nước có Vitamin B1 với nồng độ 3 - 4mg/L, phun đều lên 2 mặt lá của cây lan, phun trực tiếp vào Keiki và giá thể lan. Định kỳ 5-7 ngày phun một lần. Sau thời gian sau cây đã phục hồi, rễ bắt đầu mọc thêm thì bạn có thể ghép vào giá thể cho lan.

- Cây sau khi lành toàn bộ vết thương để cây nhanh chóng phục hồi và phát triển khỏe mạnh bạn có thể sử dụng thêm Atonik đậm đặc để tăng sức đề kháng cho cây lan làm tăng hàm lượng chất diệp lục, protein và axit nucleic trong thực vật, tăng tốc độ quang hợp, tăng chuyển hóa carbon và nitơ trong thực vật (C/N), tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, và điều chỉnh sự cân bằng nước.

Khách hàng lưu ý: các sản phẩm nêu trên đều được cung cấp tại Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Thoại Nga. 

telephone